Di sản Jane_Grey

Trong văn học nghệ thuật

Lady Jane Grey trước lúc trao vương miện, tranh Charles Leslie, c. 1827.

"Bậc anh thư của cuộc Kháng Cách" - theo cách gọi của nhà sử học về Triều đại Tudor, Albert Pollard - chỉ mới 16 hoặc 17 tuổi vào thời điểm Jane Grey bị hành hình. Trong thời kỳ bách hại tôn giáo dưới triều đại của Mary và những thế kỷ về sau, người ta xem Jane Grey là người tín hữu Kháng Cách tử vì đạo. Hình ảnh của bà chiếm vị trí chủ đạo trong quyển Book of Martyrs của John Foxe. Trong văn hóa phổ thông, Lady Jane dần dà trở thành huyền thoại, với nhiều sách tiểu sử, tiểu thuyết, kịch, tranh vẽ, và phim ảnh đượm tính lãng mạn về cuộc đời bà, một trong những tác phẩm ấy là xuất phẩm điện ảnh sản xuất năm 1986 có tên Lady Jane với Helena Bonham Carter trong vai Jane. Hình tượng Lady Jane để lại một ấn tượng lâu dài trên văn học và sử thi Anh. Sự thiếu thốn nguồn tư liệu không làm nản lòng các tác gia của các thời đại đang lấp đầy khoảng trống ấy bằng bông trái của trí tưởng tượng phong phú của họ.

Trong những khúc ballad thời đại Elizabeth, cuộc đời Jane là câu chuyện kể về một cô gái ngây thơ bị phản bội. Jane còn được xem là một người tử đạo vì chính nghĩa Tin Lành, như được trình bày trong quyển Book of Martyrs của Foxe, rồi Roger Ascham lý tưởng hóa hình tượng Lady Jane như một phụ nữ cao quý và uyên bác. Nhưng sự tôn vinh lớn nhất dành cho Jane đến từ thi phẩm Elegy xuất bản năm 1579 của Thomas Chaloner. Lady Jane được miêu tả như một thiếu nữ trí tuệ vô song và nhan sắc tuyệt trần, có thể ví sánh với Socrates về lòng dũng cảm và sự trầm tĩnh khi đối diện với cái chết.

Từ văn học tử đạo và thi ca, hình tượng Jane xuất hiện trên sân khấu trong thời trị vì của James I của Anh (1603-165) với vở kịch Lady Jane của John Webster và Thomas Dekker. Trong thế kỷ kế tiếp, chủ đề này được lặp lại bởi nhà soạn kịch John Banks trong vở Innocent Usurper: or, the Death of Lady Jane Grey. Jane không chỉ bị nài ép lên ngôi mà còn chịu áp lực từ người chồng, Lord Guilford Dudley, ông dọa tự tử nếu Jane không đồng ý. Thế kỷ 18 chứng kiến sự xuất hiện của nhiều vở kịch và tập thơ về Lady Jane. Bà được miêu tả như một nữ anh hùng, người tử vì đạo, một phụ nữ uyên bác và đau khổ trong tình yêu, chia tay với những trang sách của Plato để nhận ngôi báu hầu có thể cứu vãn chính nghĩa Tin Lành. Vở bi kịch Lady Jane Grey: A Tragedy in Five Acts (năm 1715) của Nichoas Rowe nhấn mạnh đến tính bi thương trong số phận của Jane. Ngay cả triết gia David Hume cũng xúc động về bi kịch của Jane và Dudley.

Hình tượng Jane vẫn tiếp tục được yêu thích trong thế kỷ 19, thời đại in ấn, như là một con người của bi kịch khi chuyện kể về Jane xuất hiện trên các phương tiện truyền thông như các tạp chí và sách dành cho trẻ em. Sau Cách mạng Pháp, phong trào Tin Lành tôn vinh cô như là một biểu tượng, không phải vì tính lãng mạn mà vì lòng sùng tín của bà. The Lady’s Monitor (năm 1828) nói rằng bà thừa hưởng "mọi phẩm hạnh vĩ đại, cao quý, và đáng tôn trọng về trí tuệ, tâm tính, và tính cách". Triết gia cấp tiến William Godwin gọi bà là "người thiếu nữ hoàn hảo nhất được tìm thấy trong lịch sử". Jane cũng xuất hiện trong cuốn tiểu thuyết The Prince and the Pauper (1882) của Mark Twain.

Hội họa

Hành quyết Lady Jane Grey, tranh của họa sĩ Pháp, Paul Delaroche, 1833.

Năm 1833, Paul Delaroche vẽ bức tranh The Execution of Lady Jane Grey (le Supplice de Jeanne Grey), được xem là bức chân dung nổi tiếng nhất của Jane, miêu tả cuộc hành hình diễn ra trong ngục tối. Tuy nhiên, một số chi tiết trong bức tranh là thiếu chính xác. Trong tranh, Jane mặc áo dài trắng tương tự màu trang phục của Marie Antoinette khi bị hành hình năm 1793. Thật ra, cuộc hành hình diễn ra ngoài trời bên trong Tháp Luân Đôn.

Jane Grey là quân vương duy nhất của nước Anh trong 500 năm qua không có bức chân dung nào được lưu giữ.[25][26] Một bức tranh tại National Portrait Gallery ở Luân Đôn trong nhiều năm từng được cho là chân dung của Jane, nhưng đến năm 1996 được xác định là chân dung của Catherine Parr, người vợ góa của Henry VIII.[27]

Một họa phẩm được một số chuyên gia cho là chân dung của Jane do tư nhân sở hữu được tìm thấy năm 2005. Bức "Streatham Portrait" (gọi theo tên một khu vực ở Luân Đôn nơi bức tranh được cất giữ) miêu tả một thiếu nữ mặc áo dài đỏ, trang điểm với châu ngọc, tay cầm sách cầu nguyện.[25] National Portrait Gallery bị hỏa hoạn sau khi mua bức tranh ấy, theo lời đồn đại, với giá 100 000 bảng Anh năm 2006.[26]

Văn học

  • Tiểu thuyết The Nine Days Queen (Nữ vương Chín ngày) của Karleen Bradford thuật lại câu chuyện của Jane từ góc nhìn của chính bà.
  • Nhà sử học kiêm tiểu thuyết gia Alison Weir xuất bản cuốn tiểu thuyết Innocent Traitor dựa trên cuộc đời của Jane vào tháng 2 năm 2007.
  • Raven Queen, cuốn tiểu thuyết dành cho độc giả hơn 12 tuổi của Pauline Francis phát hành ngày 12 tháng 2 năm 2007 kỷ niệm 453 năm ngày Lady Jane bị hành hình.
  • Jane xuất hiện trong ít nhất ba cuốn tiểu thuyết lịch sử: Mary, Bloody Mary và Beware, Princess Elizabeth, của Carolyn Meyer, cùng quyển Elizabeth I: Red Rose of the House of Tudor của Kathryn Lasky, như là một phần trong đề án Royal Diaries xuất bản hai mươi tác phẩm văn học.
  • Lady Jane Grey cũng có mặt trong Timeless Love của Judith O'Brien, kể chuyện một cô gái tuổi teen đi ngược thời gian trở lại thời trị vì của ông vua trẻ Edward VI.
  • The World of Lady Jane Grey, tiểu thuyết lịch sử hư cấu của Gladys Malvern xuất bản năm 1965.
  • Nine Days a Queen của Ann Rinaldi là câu chuyện kể từ góc nhìn của Jane về cuộc đời bà cho đến khi bị xử chém. Jane Grey miễn cưỡng lên ngôi, và tin rằng Mary sẽ ân xá trước khi bà bị hành quyết.

Điện ảnh và Truyền hình

Sophia Myles, diễn viên thủ vai Jane trong phim The Prince and the Pauper (1996).

Có ba phiên bản điện ảnh về cuộc đời của Lady Jane, với các diễn vai đóng vai Jane:

Trong những phiên bản của phim The Prince and the Pauper, các diễn viên đóng vai Jane:

Vai Jane do Sarah Frampton đóng trong loạt phim truyền hình của BBC Elizabeth R (1971), trong Lost in Time phần 1 và 2, Amber Beattie đóng vai Jane.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Jane_Grey http://www.oxforddnb.com/view/article/8522 http://www.somegreymatter.com/index.html http://www.vietchristian.com/cgi-bin/bibrowse2.exe... http://www.yalealumnimagazine.com/issues/2007_05/l... http://www.archive.org/details/scholemasterorp00as... http://worldcat.org/identities/lccn-n79-45478 //www.worldcat.org/oclc/251212421 http://www.guardian.co.uk/uk/2006/jan/16/arts.rese... http://www.telegraph.co.uk/news/uknews/1544576/The... https://www.theguardian.com/uk/2006/jan/16/arts.re...